Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Những điều cần biết về bệnh cúm A/H1N1, H5N1, H7N9
Ngày cập nhật 09/04/2017

Cúm A là bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người do nhóm vi rút cúm A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh và có thể bùng phát  thành ổ dịch lớn. Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều đợt cúm do các chủng vi rút  cúm A gây nên làm tử vong tới hàng trăm ngàn người. 

Do cấu trúc kháng nguyên vỏ ngoài của từng loại vi rút, trên vỏ hạt của vi rút cúm A có chứa hai kháng nguyên gây nhiễm bao gồm: Hemaglutinin - chất ngưng kết hồng cầu (viết tắt là H), Neuraminidase - enzim tan nhầy (viết tắt là N). Hai kháng nguyên này có khả năng giúp vi rút cúm bám dính được vào thành tế bào để đột nhập và làm tổn thương những tế bào hô hấp.

            Nhóm vi rút cúm A có 16 phân type HA (từ H1 đến H16) và 9 phân type NA (từ N1 đến N9), và sự tái tổ hợp (reassortment) giữa các phân type HA và NA, về mặt lý thuyết, sẽ tạo ra nhiều phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. Với đặc tính cấu tạo đặc biệt, vi rút cúm A có thể dễ dàng thay đổi cấu trúc kháng nguyên để gây nên những triệu chứng nguy hiểm ở người hiện nay như cúm A/H1N1, H5N1, H7N9...

            Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng nhưng chúng có khả năng lây bệnh khác nhau. H7N9, H5N1 lây nhiễm chủ yếu ở vật và đôi khi mới lây sang người, trong khi H1N1 thì bình thường cũng hay lây nhiễm ở người và cả vật như chim, lợn…

2. Phân biệt các loại cúm

            * Cúm A(H1N1)

            Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A(H1N1) gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh thường dễ mắc và lây lan vào mùa đông xuân, nhưng khác với cúm mùa thông thường chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, cúm A(H1N1) có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

            Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang vi rút cúm A(H1N1) có khả năng truyền vi rút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...

            Triệu chứng bệnh cúm A(H1N1) giống như cúm mùa bao gồm: sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Khoảng gần 50% bệnh nhân còn có đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy. Giống như cúm mùa, cúm H1N1 mới cũng gây bệnh cảnh nặng hơn như viêm phổi khiến bệnh nhân ho nhiều, thở nhanh, khó thở, chụp X quang cho thấy có tổn thương phổi. Một số bệnh nhân có triệu chứng của suy hô hấp cấp (ARDS), phù phổi và tử vong.

            Triệu chứng cúm A(H1N1) mới khác với cúm A(H5N1). Cúm A(H5N1) không có các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi hay đau nhức cơ thể mà thay vào đó là bệnh cảnh của viêm phổi cấp sốt, ho, khó thở.

* Cúm A (H5N1)

            Vi rút cúm A(H5N1) ở người hiện nay là từ vi rút cúm A(H5N1) ở gia cầm lây cho người, chưa có vi rút cúm A(H5N1) lây từ người sang người. Vi rút cúm A(H5N1) xâm nhập vào người do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm và chất thải của gia cầm nhiễm bệnh. Đó có thể là khi chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ… Hoặc là gia cầm khỏe nhưng đã mang virus A(H5N1). Vi rút cúm A(H5N1) có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, như ăn phải gia cầm và các sản phẩm gia cầm bị bệnh trong quá trình chế biến, nấu nướng không chín, ăn tiết canh hoặc vệ ainh cá nhân không tốt, bàn tay không sạch cũng tạo điều kiện cho việc mắc cúm A(H5N1)

            Bệnh nhân sốt thành cơn hay sốt liên tục cả ngày. Nhiệt độ có thể lên tới 40- 41độ c; có những trường hợp chỉ sốt nhẹ 38- 38,5độ c, những trường hợp này thường xảy ra ở những bệnh nhân sức đề kháng giảm nhiều như: suy giảm miễn dịch, người già, trẻ nhỏ, có các bệnh mạn tính kèm theo; Biểu hiện da nóng, đỏ xuất hiện ở những bệnh nhân sốt cao, khi có suy hô hấp có tím môi, đầu chi; Bệnh nhân thường có cảm giác đau đầu, đau mỏi người, có thể thấy đau quanh hốc mắt. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể có rối loạn ý thức.

            Bệnh có diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể cứu sống bệnh nhân, do vậy cần đặc biệt lưu ý khi ở vùng có nhiều gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) chết, lại xuất hiện những người có biểu hiện ho, sốt cao, đau đầu, đau mỏi người…

            * Cúm A(H7N9)

            Vi rút cúm A(H7N9) là một chủng mới, có nguồn gốc gene từ vi rút cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao (trên 27%).

            Đối với cúm A (H7N9) thì nguồn lây nhiễm chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh hoặc với môi trường đã bị nhiễm vi rút như chuồng gà vịt, phân, chất thải gia cầm nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguồn lây nhiễm và đường lây chính của vi rút hiện cũng chưa rõ, bởi vi rút này không gây triệu chứng lâm sàng ở gia cầm nên khó xác định chúng lây sang người như thế nào. Hiện chưa có bằng chứng về việc vi rút này lây truyền dễ dàng từ người sang người.

          Đến nay, hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm H7N9 bị viêm phổi nặng. Các triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên, thông tin về các bệnh mà vi rút H7N9 có thể gây ra vẫn còn hạn chế.

3. Phòng và điều trị bệnh Cúm A

            * Cá Nhân:

            Tăng cường các biện pháp vệ sinh cá nhân như: Rửa tay bằng xà phòng hoặc hóa chất sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra đường hay tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm, súc miệng, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối, TB…

            Nâng cao thể trạng, ăn uống dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm các vitamin nhóm A, C, thường xuyên luyện tập rèn luyện tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng vừa phải (Tính theo chỉ số BMI). 

            Điều trị ổn định các bệnh mạn tính nếu có như COPD, đái tháo đường, xơ gan. Bỏ rượu, thuốc lá, thuốc lào… nếu nghiện.

            Trang bị bảo hộ đầy đủ bao gồm: Khẩu trang, mũ, kính, găng tay…khi chăn nuôi, mua bán, giết mổ gia cầm, không ăn thịt gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc mà phải đem tiêu huỷ ngay khi phát hiện.

            Tiêm phòng: Hiện chưa có vắc-xin phòng cúm A/H7N9, Bộ Y tế khuyến khích người dân, nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao, người già, trẻ em… nên tiêm phòng vắc-xin phòng cúm mùa đều đặn hàng năm vì loại vắc-xin  này cũng có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tử vong do các chủng cúm nguy hiểm gây ra như cúm A/H5N1, H7N9…

            * Cộng đồng:

            Tuyên truyền cho người dân nắm được đầy đủ thông tin về dịch cúm để mỗi người chủ động có biện pháp phòng bệnh cho bản thân và gia đình.

            Giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong lành, giám sát đàn gia cầm nuôi trong khu vực.

            Khi phát hiện người dân có triệu chứng cúm phải cách ly điều trị tại cơ sở y tế để hạn chế lây lan cho người khác, đồng thời báo cho các cơ quan có chức năng để giám sát dịch tễ, bao vây dập dịch nếu có.

            Vi rút cúm không lây truyền qua tiêu thụ thực phẩm đã được nấu chín kỹ vì vi rút  cúm gia cầm bị bất hoạt ở nhiệt độ thông thường như sử dụng khi nấu chín thức ăn (để tất cả các phần của thực phẩm đều đạt ở nhiệt độ 70°C hoặc rất nóng và không có phần nào còn màu hồng). Ăn thịt được chế biến và nấu chín đúng cách là phương pháp an toàn, kể cả thịt gia cầm và chim săn được nhưng không nên ăn thịt động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh.

            Đến nay, 2 loại thuốc có tác dụng điều trị đặc hiệu vi rút cúm A(H7N9), cúm A (H1N1) và cúm A(H5N1) là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tốt nhất trong thời gian 48h sau khi bị sốt nên bệnh nhân nghi mắc cúm cần đến các bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng./.

Bs Đặng Văn Tuấn - PGĐ TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 16/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa, phòng ngoại cảnh
11:00: Họp hội đồng thuốc và điều trị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát công tác DS-PT
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ ba ngày 17/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
07:30: Gặp mặt Người học thực hành Điều dưỡng ( phổ biến nội quy,quy chế bệnh viện)
16:15: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác DS-PT 9 tháng
15:30: Phát quà trung thu cho bệnh nhân nhi
Thứ tư ngày 18/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ năm ngày 19/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh bệnh nhân
15:30: Sinh hoạt khoa học (bình bệnh án khoa Nhi) và Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Tập huấn cộng tác viên sốt xuất huyết 02 xã trọng điểm (Vinh Thanh, Phú Diên)
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ sáu ngày 20/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
08:00: Tham dự lễ khai giảng năm học 2024-2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Giám sát trước tiêm chủng thường xuyên tháng 9
Cả ngày: Tập huấn truyền thông về kháng thuốc cho cán bộ tỉnh, huyện 2024
Cả ngày: Phối hợp truyền thông CSSKSS VTN/TN
13:30: Tham dự Hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024
Thứ bảy ngày 21/09/2024
Chủ nhật ngày 22/09/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 37.481
Truy câp trong tháng 89.608
Truy câp trong năm 970.482
Truy câp tổng 4.466.557
Truy câp hiện tại 5.485